Tín Bảo Lan (TBL)

Xu hướng Blockchain trong ngành Logistics ra sao?

14.12.2021

Blockchain chắc hẳn không còn xa lạ với xu hướng trong thị trường số trong tương lai là một công nghệ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, giúp định hình lại thị trường ngành Logistics trong thời đại 4.0. Sở hữu những lợi ích tiềm năng đem lại trong việc quản lý và giám sát thông tin hoạt động rõ ràng, hỗ trợ tối ưu vận hành.


Tổng quan về ngành Logistics và xu hướng công nghệ Blockchain 

Trong thời kỳ tình hình dịch Covid-19 vừa qua, ngành Logistics là ngành thương mại điện tử bùng nổ trong thời đại 4.0, là các hoạt động liên quan tới việc cung cấp dịch vụ, các hoạt động liên quan tới vận tải giao nhận, kho, các thủ tục hành chính hải quan, xuất nhập khẩu, bàn giao hàng qua các kênh phân phối… Ngành Logistics mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực không chỉ cho nền kinh tế của quốc gia, mà còn tạo cơ hội kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế.

Từ điện toán đám mây, robot, AI (trí tuệ nhân tạo) đến IoT (Internet vạn vật)... các chuyên gia logistics phải hiểu hết làn sóng công nghệ đột phá, thúc đẩy công nghệ phát triển nhanh hơn. Ngay cả khi thương mại điện tử toàn cầu bùng nổ, blockchain vẫn tiếp tục được xem là một yếu tố thúc đẩy chuỗi cung ứng và logistics.

Theo kết quả khảo sát của PwC, 37 trong số 80 giám đốc tài chính (CFO) trả lời, quá trình tự động hóa tăng tốc sẽ là một phần trong chiến lược hậu Covid-19 của họ. Khi các công ty logistics số hóa các quy trình, họ nhận thấy tính minh bạch và linh hoạt sẽ thúc đẩy nhu cầu chuyển đổi số hơn nữa.

Mặt khác, nhờ ứng dụng AI vào quá trình làm việc, khách hàng sẽ đánh giá cao lợi ích của việc giao hàng nhanh, chất lượng dịch vụ của công ty logistics đó. Những điều này khuyến khích các công ty ứng dụng nhiều công nghệ mới hơn để tăng cường và cải thiện quy trình.

Một doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực logistics phải phụ thuộc vào độ tin cậy. AI luôn giải quyết những thách thức hoạt động phức tạp nhất như: Tối ưu hóa tuyến đường, dự đoán chính xác năng lực và nhu cầu, tự động hóa vật lý thông minh... Ngành công nghiệp logistics cũng đang đón nhận sự xuất hiện của robot tự động hóa quy trình làm việc (RPA).

Tuy nhiên, các công ty lớn trong ngành Logistics hiện còn phụ thuộc vào EDI hay APIS nhằm trao đổi các dữ liệu xác thực an toàn, tăng tính bảo mật của hoạt động trong ngành. Nhưng điều này là nguyên nhân gây nên nhiều nhầm lẫn, gây ra hậu quả nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng khi còn quá phụ thuộc vào các hệ thống này. Chính vì thế, các tổ chức trong ngành Logistics còn gặp nhiều trở ngại như sai sót cũng như bị sai lệch về thông tin khi nhập liệu, hay các vấn đề về liên kết hệ thống. Đồng thời, sự quản lý, kiểm soát về thời gian giao hàng và chất lượng hàng hoá còn chưa được tối ưu.

Lợi ích mà công nghệ Blockchain mang lại cho ngành Logistics. 

Để giảm thiểu rủi ro và tối ưu những vấn đề đề cập nêu trên, công nghệ Blockchain có thể là giải pháp giúp ngành Logistics hoạt động tối ưu hơn. Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau, mở rộng theo thời gian. Các khối thông tin được liên kết với nhau, với các khối trước đó nên được gọi là chuỗi khối (Blockchain). Trong lĩnh vực Logistics, việc ứng dụng Blockchain cũng là mối quan tâm lớn của các tập đoàn công nghệ và Logistics lớn trên thế giới.

Để thúc đẩy việc tối ưu hóa hoạt động trong ngành Logistics với thông tin lưu trữ dữ liệu liên kết xuyên suốt trong tương lai, hiện nay chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm cho phép doanh nghiệp và tư nhân hoạt động và cung cấp dịch vụ, sản phẩm dựa trên Blockchain.

Blockchain dùng để xác thực minh bạch dữ liệu dễ dàng.

Trong tương lai, với sự hỗ trợ của Blockchain, toàn bộ mạng lưới cung cấp dữ liệu sẽ được tổ chức một cách rõ ràng hơn. Các dữ liệu trên nền tảng Blockchain giúp nâng cao tính minh bạch của dữ liệu, giúp việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm trở nên dễ dàng hơn thay vì phụ thuộc quá nhiều vào EDI hay APIS. Tính xác thực và hợp pháp của sản phẩm sẽ không thể thay đổi trong hệ thống Blockchain mà chưa được sự cho phép bởi các bên liên quan như nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán hàng nhằm kiểm chứng về dòng chảy cung ứng.

Blockchain kết hợp với AI và IoT để giám sát quản lý lưu kho và an ninh.

Kết hợp với IoT và AI, Blockchain sẽ tăng tính hiệu quả một cách mạnh mẽ, và trở nên hữu ích trong việc giám sát sức chứa vận chuyển. Cụ thể, cảm biến IoT gắn trong các phương tiện vận tải giúp đơn vị vận chuyển xác định được không gian chiếm dụng của các lô hàng, để từ đó xác định phương tiện vận tải phù hợp, mức giá phù hợp. Công nghệ Blockchain giúp duy trì tính vẹn toàn của sản phẩm có giá trị đang trên đường vận chuyển, đồng thời, ghi lại toàn bộ dữ liệu một cách an toàn trong toàn bộ quá trình vận chuyển. Các dữ liệu thông tin này được truyền tức thì tới hệ thống Blockchain giúp các bên liên quan theo dõi, giám sát an toàn và chính xác sức chứa vận tải.


Blockchain theo dõi lịch sử hoạt động của phương tiện vận chuyển

Không chỉ giúp xác định được sức chứa hàng hoá của từng phương tiện vận chuyển, Blockchain cũng được áp dụng để giám sát lịch sử hoạt động của từng phương tiện. Dựa vào các thông số, thông tin đã được lưu trữ trên hệ thống Blockchain, công nghệ Blockchain có thể theo dõi, xác thực thông tin về hiệu suất, lịch sử bảo trì của phương tiện vận tải.

» Điều này giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp về vận chuyển giao hàng và logistics xác định được mức độ quy chuẩn của phương tiện để lựa chọn cho vận chuyển hàng hoá.

Blockchain Smart Contract giúp giảm chi phí, loại bỏ lỗi và các thủ tục trung gian

Tình trạng các bên trung gian can thiệp vào hoạt động vận chuyển hàng hoá, cũng như các thủ tục hành chính như thuế quan, điều khoản hợp đồng là không hề mới trong ngành logistics. Theo thống kê, các bên bán trong ngành logistics thường phải chờ trung bình 42 ngày mới nhận được khoản thanh toán. Bởi thế, Blockchain khi ứng dụng trong ngành Logistics sẽ mang lại nhiều lợi ích điển hình như việc tự động hoá giao dịch khi các hợp đồng thông minh được mã hoá qua Blockchain.

• Giúp người mua và bán xác minh lô hàng qua Blockchain và giúp người mua có thể chuyển các khoản thanh toán tự động cho bên bán mà không cần tác động của bên thứ ba. Chính điều này cũng đồng thời giúp giảm sự can thiệp của các bên trung gian vào quá trình thực hiện giao dịch, đồng thời, cắt giảm chi phí cũng như rút ngắn thời gian hoàn thành giao dịch. Ứng dụng Blockchain, việc thanh khoản trở nên trôi chảy, nhanh chóng hơn khi mất chỉ 1-2 ngày.

• Ứng dụng Blockchain chính là một trợ thủ đắc lực đối với hoạt động hải quan nhờ khả năng truy xuất nguồn gốc và chất lượng cũng như các thông tin liên quan về hàng hóa. Nếu các thông tin về hàng hóa được lưu trữ trên blockchain từ khâu sản xuất, nuôi trồng tới khi xuất nhập khẩu, nhân viên hải quan sẽ dễ dàng xác định được nguồn gốc, chất lượng, tỷ lệ nội địa và các thông tin liên quan khác để áp mức thuế phù hợp và chính xác tối đa. 

Chính nhờ khâu kiểm tra chính xác mà sản phẩm đến tay người tiêu dùng sẽ chuẩn trên từng mm từ nguồn gốc đến chất lượng trên mặt bằng khá tạp nham, thiếu trung thực trong khâu khai báo sản phẩm của các nhà sản xuất hay nhà phân phối như hiện nay. Một lần nữa, chúng ta cần ứng dụng Blockchain để đưa ra quyết định tiêu dùng chính xác nhất. 

Blockchain xu hướng tương lai cho ngành Logistics

Công nghệ ngày càng phát triển giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong các lĩnh vực, ngành nghề đa dạng, không chỉ riêng trong ngành Logistics. Nhận ra được xu hướng quan trọng này, các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang cố gắng pháp lý hoá chính thức các thể chế liên quan đến dịch vụ và sản phẩm dựa trên công nghệ blockchain. Để đón nhận công nghệ mới nổi này nhanh chóng, các doanh nghiệp cần phải tăng cường nhận thức, thay đổi tư tưởng nhằm định hình lại thị trường ngành Logistics trong thời đại 4.0.


Bên cạnh công nghệ Blockchain là xu hướng trong tương lai còn kể đến phần mềm NX-Witness VMS được sản xuất từ Mỹ. Được rất nhiều Doanh nghiệp tin dùng và  áp dụng trong nhà xưởng, trạm cân, cảng biển, hàng không ...

- Giúp quản lý Camera tập trung và tích hợp hệ thống, quản lý video IP được áp dụng toàn cầu bởi hệ thống tích hợp chuyên nghiệp.

- Hỗ trợ tất cả camera IP trên thị trường hiện nay, sử dụng kết hợp từ chuẩn ONVIF tích hợp nội bộ streaming RTSP/HTTP.

- Dễ dàng mở rộng sang các hệ thống khác giúp việc giám sát các khu vực cần thiết lập cảnh báo hoặc kích hoạt cảnh báo thông qua API và SDK,

Rất nhiều tính năng hữu ích từ NX-Witness VMS dành cho giải pháp quản lý phương tiện ra vào. Mọi thông tin chi tiết liên hệ ngay với Tín Bảo Lan để được tư vấn miễn phí với đội ngũ chuyên môn kỹ thuật cao.