Tín Bảo Lan (TBL)

Blockchain là gì? Xu hướng ngành nghề tương lai cho IT?

14.12.2021

Thời gian gần đây, cụm từ Blockchain liên tục được nhắc đến chắc hẳn rất nhiều người đang tò mò và quan tâm đến lĩnh vực này. Được dự đoán sẽ trở thành xu hướng công việc mới của những năm tiếp theo, việc học Blockchain là điều được nhiều người mong muốn. Nếu như bạn muốn tìm hiểu kỹ càng hơn về những chia sẻ của Tín Bảo Lan (TBL) thông qua bài viết này mang đến cho bạn những thông tin về Blockchain là gì, bên cạnh đó gợi ý cho bạn thêm nhiều ứng dụng thú vị khi tìm hiểu lập trình Blockchain. Bắt đầu ngay thôi nào!


Định nghĩa về công nghệ Blockchain – Blockchain là gì?

Trên thực tế, Blockchain hay còn được coi là "cuốn sổ cái", chúng là hệ thống các cơ sở dữ liệu, có thể cho phép lưu trữ một lượng lớn thông tin cũng như truyền tải hoàn toàn khối lượng thông tin (block) đó. Các công nghệ này được liên kết với nhau bằng các mã hóa.

Với công nghệ Blockchain, các khối thông tin này có khả năng hoạt động được độc lập theo thời gian nhất định và có thể mở rộng theo thời gian. Ngoài ra, chúng có thể được quản lý bởi những người đã tham gia hệ thống mà không cần qua đơn vị trung gian. 

Giải thích dễ hiểu hơn, một khối thông tin khi được ghi vào trong hệ thống này, người sử dụng sẽ không có cách nào có thể thay đổi được. Khi đạt được tất cả sự đồng thuận của mọi người, điều này mới có thể làm cho khối thông tin đó thay đổi. Thế nên, đây được xem là một điểm cộng khi nhắc đến Blockchain là gì và khiến nhiều người thực sự an tâm, thích thú. 

Công nghệ Blockchain hoạt động ra sao?

Nhắc đến cách hoạt động của Blockchain cần có 4 yếu tố chính cần được ghi nhớ liệt kê ra như sau:

- Phải có các hoạt động giao dịch: Các hoạt động mua bán, trao đổi phải được diễn ra một cách rõ ràng. Ví dụ như bạn sử dụng công nghệ này để mua hàng hóa ở trên sàn thương mại điện tử Amazon.

- Phải xác minh các giao dịch được thực hiện: Tất cả mọi thông tin liên quan đến giao dịch đều phải được ghi lại một cách rõ ràng như: Địa điểm, thời gian, người tham gia, số tiền giao dịch… Từ đó, bạn có thể tự mình đảm bảo được một số mục như tổng số tiền mà mình đã trả để order đơn hàng là bao nhiêu, bạn đã order những gì, tình trạng đơn hàng như thế nào, thời gian để mình nhận được hàng là bao lâu…

- Các giao dịch này phải được lưu trữ trong Block: Mọi thông tin đơn hàng mà ta đã thực hiện, bất cứ lúc nào cũng xem lại được để dễ dàng quản lý. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy mục này trong phần "quản lý đơn hàng".

- Chỉ khi nhận được Hash mới được thêm vào trong Blockchain: Với công nghệ Blockchain, một block bắt buộc phải nhận được hash (Đây là một hàm chuyển đổi từ giá trị này sang giá trị khác)

» Nhờ có kỹ thuật Blockchain, 2 bên có thể giao dịch trao đổi tài sản/thực hiện giao dịch với nhau mà không cần đến sự chứng kiến của một bên thứ ba. Thế nên, có thể coi đây là nền tảng cho sự ra đời các hợp đồng thông minh chất lượng.



º Ví dụ thực tế giúp bạn hiểu rõ hơn về cách hoạt động của Blockchain:
A và B và C là sinh viên cùng góp tiền mua 1 máy tính siêu bền ASUS Workstation E500 với giá 28.192.500 VNĐ khi mua tại Công ty TNHH Tín Bảo Lan. Mỗi người sẽ góp theo số tiền định mức mà mình có . Nhưng vấn đề là sẽ không chọn ra được ai sẽ là người giữ.

Để quản lý số tiền góp, A và B và C có một số phương án như sau:

Nhờ người thứ tư là D giữ tổng số tiền mà mọi người góp vào để mua máy tính ASUS Workstation E500. Khi gom đủ sẽ được D trao lại số tiền => Nếu D trở mặt, không muốn trả lại số tiền thì cả A và B và C đều bị thiệt hại.

Chọn cách tin tưởng lẫn nhau => Dù là thân thiết thì vẫn có khả năng người kia không chịu đưa tiền.

Rõ ràng là 2 cách trên vẫn gặp phải những rủi ro nhất định. Blockchain ra đời nhằm giải quyết những vấn đề nói trên.

Thông qua một vài dòng lệnh, tiền của cả 3 sẽ được chuyển vào chương trình của Blockchain. Thu thập dữ liệu từ phần mềm sẽ biết được ai đã góp bao nhiêu tiền, khi đủ số tiền mua máy tính ASUS Workstation thì sẽ rút ra mua ngay.

Ứng dụng của công nghệ Blockchain là gì?

Với những người muốn tìm hiểu ứng dụng của Blockchain là gì, rất dễ để có thể nhận biết được. Chúng được sử dụng trong rất nhiều các ngành công nghiệp khác nhau là một điểm sáng trong cuộc cách mạng 4.0. Chúng tôi có thể liệt kê ra để các bạn biết và tìm hiểu như sau:

• Công trình hạ tầng kỹ thuật (Utility)
• Vận tải và Logistic
• Khai thác
• Nông nghiệp
• Bất động sản
• Khu vực công
• Bán lẻ
• Bảo hiểm
• Chăm sóc sức khỏe
• Nghệ thuật và giải trí
• Dịch vụ tài chính
• Công nghệ, viễn thông và truyền thông
• Chế tạo / Công nghệ ô tô Automotive

 


Xu hướng công nghệ Blockchain.

Dưới đây là 4 xu hướng Blockchain được dự đoán trong những năm sắp tới:

Công nghệ Blockchain được tin tưởng hơn: Vì có sự can thiệp của nhà nước nên Blockchain hứa hẹn sẽ giảm bớt các vụ lừa đảo, dối trá.

Bitcoin và các loại tiền ảo khác vẫn tiếp tục phát triển: Dù có nhiều tin đồn không hay nhưng vẫn có nhiều nhà đầu tư tin vào sự phát triển của các loại tiền ảo, nhất là Bitcoin.

Mở rộng tính ứng dụng: Bên cạnh lĩnh vực tài chính thì công nghệ Blockchain còn có tiềm năng được ứng dụng vào hoạt động quản lý nhà nước, bầu cử và các ngành khác.

• Sự bùng nổ của Game Blockchain: Sự thú vị của các trò chơi được xây dựng trên nền tảng Blockchain ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư.

Ưu điểm của Blockchain.

Công nghệ Blockchain có rất nhiều ưu điểm khác nhau. Tìm hiểu về Blockchain, bạn sẽ thấy đây là một mô hình có tính bảo mật cao, từ đó giúp bạn không phải lo lắng về tình trạng bị đánh cắp, thậm chí sửa đổi thông tin khó khăn không như mong muốn. Đây là một nền tảng phi tập trung, thế nên các thông tin không bị kiểm soát bởi duy nhất một bên. Nó còn được biết đến là "Cơ chế đồng thuận phân tán đồng đẳng".

Nhược điểm của Blockchain.

Tuy công nghệ Blockchain hữu ích như vậy nhưng chúng vẫn còn một số điểm chưa thực sự ưng ý để bạn có thể an tâm sử dụng. Hãy cẩn trọng một số điều sau đây nhé:

Dễ bị nhòm ngó bởi các hacker: Trên thực tế, dù thuật toán Blockchain đã được bảo vệ bởi "Proof of Work", tuy nhiên đây vẫn được nhận định là lựa chọn của các hacker trong các cuộc tấn công mạng ăn cắp thông tin. 

Việc sửa đổi dữ liệu cực kỳ khó khăn: Dù rằng trước đó đã coi đây là ưu điểm nhưng có thể nhận thấy rằng, sự ổn định này cũng là nhược điểm. Khó thay đổi khiến cho những trường hợp khẩn cấp trở nên tốn thời gian để giải quyết, ảnh hưởng đến người sử dụng.

Sự bất tiện của "Private key" - Khóa riêng gây ra: Các tài khoản Blockchain sẽ được cấp khóa chung (sử dụng để chia sẻ) và loại cấp khóa riêng (sử dụng để giữ bí mật). Muốn truy cập vào quỹ tiền của mình, bạn cần phải có cấp khóa riêng để sử dụng. Hãy giữ code này thật cẩn thận nhé bởi nếu như bạn làm mất cấp khóa riêng sẽ không còn quyền truy cập vào trong quỹ tiền này nữa.

Lương cho vị trí Blockchain Developer và nhu cầu tuyển dụng.

Mức lương sẽ tùy thuộc vào năng lực của ứng viên, thường sẽ dao động quanh mức $2.000 USD.

Đối với những ứng viên là Deverloper nhưng không có kinh nghiệm về Blockchain thì mức lương tầm $1.000 - 1.500 USD.

Mức lương sẽ tăng theo thời gian và có những đóng góp trong các dự án.

Nhu cầu tuyển dụng và tố chất cần cho Blockchain Developer.

• Các ứng viên am hiểu về công nghệ Blockchain và có kiến thức về mật mã học.

• Ứng viên cũng được yêu cầu phải thành thạo một trong các ngôn ngữ như: Python, Go, và Javascript.

• Có khả năng tự nghiên cứu, thích tìm tòi học hỏi công nghệ mới.

• Có tư duy logic và tư duy lập trình. Ngoài ra, cần nắm vững phương pháp lập trình và các khái niệm cơ bản trong lập trình.

• Có kiến thức về lập trình mạng, đồng bộ hoá, và các kiến thức về bảo mật thông tin. Đặc biệt là hàm băm và mã hoá bất đối xứng, chữ ký điện tử.

• Có kỹ năng lập trình phần mềm cứng và quan tâm đến Blockchain.

• Giải quyết vấn đề, coding, testing, hiểu các yêu cầu, quản lý source code, và DevOps đều là những kỹ năng có thể áp dụng vào lĩnh vực Blockchain.



Tự học lập trình Blockchain cần có những điều gì?

Kể về học lập trình Blockchain, xu hướng của những năm tới sẽ là nâng cao tinh thần tự học. Chúng đều dựa vào những điều căn bản đã có sẵn, bởi thế nếu bạn có thể tự lập trình và sử dụng cho việc triển khai Bitcoin là điều cực kỳ hợp lý. Hiện nay, bạn có thể kết hợp học chương trình này cùng với những ngôn ngữ khác khư JavaScript, Golang, Vyper, Solidity, Java… để cải thiện khả năng của mình nhé. Việc tự học vừa giúp bạn có thể tiết kiệm được tiền mà cũng tận dụng tối đa quỹ thời gian của mình, do đó đừng bỏ qua.

Tài liệu công nghệ Blockchain tham khảo: 

- Công nghệ Blockchain từ A đến Z: Giáo trình tiếng Việt dành cho người mới bắt đầu. Giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn về Blockchain, Bitcoin và Crypto Currency.

- Blockchain Blueprint for a New Economy: Cuốn sách “chất lừ” dành cho những ai muốn đào sâu về cách Blockchain hoạt động và các ứng dụng tiềm năng mà nó mang lại.

- Down The Rabbit Hole: (Discover The Power Of The Blockchain): Hiểu được sức mạnh của Blockchain và làm sao để tận dụng sức mạnh ấy vào thực tiễn.

Trên đây là những thông tin mà Tín Bảo Lan (TBL) mang đến cho bạn về công nghệ Blockchain. TBL đã giải đáp hết tất cả những thắc mắc của bạn đọc, ngoài ra hướng dẫn bạn lựa chọn những cuốn sách hay mà mình không thể bỏ lỡ nếu có ý định tìm hiểu sâu hơn. Trở thành một nhân viên IT chắc chắn sẽ là con đường không dễ dàng bởi bạn cần trao dồi rất nhiều kiến thức. Thế nhưng chúng tôi tin chắc rằng rồi bạn sẽ làm được. 

Tin Bao Lan Test Center -  Trung tâm khảo thí Pearson Vue là nơi tổ chức các bài thi cấp chứng chỉ các hãng công nghệ lớn: VMware, Microsoft, Cisco, EMC, Juniper, SAP, IBM, HP, Oracle, SUN, CheckPoint, SonicWall…

Nơi bắt đầu con đường sự nghiệp nâng cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin!